KINH
BÁO HIẾU
I.
GIỚI
THIỆU
-
Đức Phật dạy “ Tâm Hiếu là tâm Phật, Hạnh
hiếu là hạnh Phật” (Hiếu tâm tức thị Phật tâm, Hiếu hạnh vô phi Phật Hạnh)
-
Đức Phật đề cao Hiếu đạo và Hiếu là điều
kiện để đi vào Phật đạo. Giáo lý của Đức Phật đều đề cao tinh thần Hiếu hạnh và
Kinh báo hiếu đã ghi lại lời Phật dạy về tinh thần đó.
II.
TÊN
KINH
Đây
là phẩm Kinh có tên gọi đầy đủ là:”Báo
hiếu phụ mẫu trọng ân kinh”. Gọi tắt là Kinh báo hiếu.
III.
NGUYÊN
NHÂN PHẬT NÓI KINH
Đức
Phật thuyết phẩm kinh tại thành Xá Vệ, do tôn giả A Nan cầu thỉnh nhân lúc thấy
Đức Phật đảnh lễ núi xương khô.
IV.
ĐẠI
Ý KINH
-
Phật giảng về công ơn sinh thành dưỡng dục
của cha mẹ
-
Nói về tội bất hiếu của con cái cùng những
quả báo do bất hiếu gây ra.
-
Phật cũng chỉ cho chúng sanh phương pháp
báo đáp công ơn Cha Mẹ tốt nhất (thù thắng: tốt đẹp nhất)
V.
NỘI
DUNG KINH
1.
Đức
Phật giảng về công ơn mang nặng đẻ đau của người Mẹ trong 10 tháng:
Tháng đầu, thai đậu tợ sương,
Mai chiều gìn giữ sợ tan bất thường.
Tháng thứ nhì dường như sữa đặc.
Tháng thứ ba như cục huyết ngưng.
Bốn tháng đã tượng ra hình.
Năm tháng ngũ thể hiện sinh rõ
ràng.
Tháng thứ sáu lục căn đều đủ.
Bảy tháng thì đủ bộ cốt xương.
Lại thêm đủ lỗ chân lông,
Cộng chung đến số tám muôn bốn
ngàn.
Tháng thứ tám hoàn toàn tạng phủ.
Chín tháng thì đầy đủ vóc hình.
Mười tháng là đến kỳ sinh.
è Khi
sanh con vô cùng gian nan mà người mẹ phải chịu trắm phần khó nhọc vì “Đàn bà
đi biển mồ côi một mình”
2.
Công
ơn dưỡng dục của cha mẹ đối với con cái có 10 điều Phật dạy phải ghi nhớ:
Điều thứ nhất giữ gìn thai giáo,
Mười tháng trường chu đáo mọi bề.
Thứ hai sanh đẻ gớm ghê,
Chịu đau chịu khổ mỏi mê trăm phần.
Điều thứ ba, thâm ân nuôi dưỡng,
Cực đến đâu, bền vững chẳng lay.
Thứ tư ăn đắng nuốt cay,
Để dành bùi ngọt đủ đầy cho con.
Điều thứ năm lại còn khi ngủ,
Ướt mẹ nằm, khô ráo phần con.
Thứ sáu sú nước nhai cơm,
Miễn con no ấm chẳng nhờm, chẳng
ghê.
Điều thứ bảy không chê ô uế,
Giặt đồ dơ của trẻ không phiền.
Thứ tám chẳng nỡ chia riêng,
Nếu con đi vắng cha phiền mẹ lo
Điều thứ chín miễn con sung sướng,
Dầu phải mang nghiệp chướng cũng
cam,
Tính sao có lợi thì làm,
Chẳng màng tội lỗi, bị giam bị cầm.
Điều thứ mười chẳng ham trau chuốt,
Dành cho con các cuộc thanh nhàn,
Thương con như ngọc như vàng,
Ơn cha, nghĩa mẹ sánh bằng Thái
Sơn.
è Ngoài
10 điều này, Đức Phật còn giảng về sự nhọc nhằn, buôn gánh bán bưng, tần tảo sớm
hôm của cha mẹ nuôi con:” nhỏ thì cho ăn học để nên danh phận, lớn thì dựng vợ
gả chồng, vui sướng khi con thành đạt, khổ đau khi con thất bại với cuộc đời.
3.
Đức
Phật giảng về tội bất Hiếu: của người con trước công ơn trời
biển của cha mẹ. Phần lớn con cái không làm tròn phận Hiếu: ngỗ nghịch cãi lời,
theo chơi bạn ác, không lo phụng dưỡng, bỏ nhà đi hoang, đắm say tửu sắc, đam
mê cờ bạc, bỏ xứ xa quê, làm ăn bất chánh, tù tội vương mang, hoặc bỏ thân đồng
hoang… làm mẹ cha khổ đau chua xót.
4.
Đức
Phật khẳng định công ơn cha mẹ không thể đền đáp cho cân xứng:
Dù
cho cõng cha mẹ đi khắp hòn núi Tu Di hay cúng Phật thay đèn, đâm ngàn mũi nhọn
vào mình lấy thịt mình dâng cúng cha mẹ, nuốt sắt nóng, móc tim gan… cũng không
thể đền đáp hết ơn cha mẹ.
5.
Quả
báo của sự bất hiếu: Đức Phật dạy những ai bất hiếu sẽ gặp
quả báo khổ đau, đọa lạc, chịu các hình phạt nặng nề.
6.
Phương
pháp báo hiếu thù thắng:
-
Phát triển, án tống kinh báo hiếu, tạo
điều kiện cho ba mẹ đi vào con đường Phật pháp.
“Nhất
nhơn tác phước thiên nhơn hưởng
Độc
thọ khai hoa vạn thọ hương”
(Một
người làm phước vạn người hưởng
Một
hoa thơm cả vườn đều thơm)
-
Cúng dường Chư Tôn Đức nhân ngày Tự Tứ
(rằm tháng 7 AL)
-
Phải nỗ lực tu tập từ mỗi bản thân và dẫn
dắt cha mẹ đến với Đạo.
VI.
KẾT
LUẬN
Nỗ
lực báo Hiếu khi cha mẹ còn hiện tiền và phải báo hiếu cha mẹ theo đúng tinh thần
Phật dạy.
0 Nhận xét