PHÂN BIỆT KINH – CHÚ – KỆ
I.
KINH
-
Kinh là những bài giảng về đạo lý do Đức
Phật thuyết ra và được chư vị đệ tử kết tập lại.
-
Kinh Phật có đủ 5 ý nghĩa sau đây:
1. Xuất
sanh (phát sinh ra muôn công đức lành): tất cả nghĩa lý đều do Kinh chỉ bảo cho
thấy rõ những điều thiện. Ví dụ: Chư ác mạt tác, chúng thiện phụng hành. Câu
sau là cốt lõi của kinh à Cần phải gần Phật Pháp và góp phần truyền
bá Phật Pháp.
2. Tuyền
dũng (suối mạnh có công năng thanh lọc được nội tâm): nghĩa thâm túy và lưu
thông như suối thưởng chảy tựu trung điều thiện à thân tâm được
thanh tịnh.
3. Hiển
lộ (hiển bày được lý lẽ và chân lý): nghĩa lý nhiệm màu đều do nơi kinh chỉ bảo
cho thấy rõ điều thiện à Mục đích của Kinh.
4. Thằng
mặc (thước đo chuẩn mực của đạo đức): nghĩa lý trong kinh làm chừng mực cho
chúng sanh tu học à bước đi chính xác.
5. Kết
man (Kết một tràng hoa - sự vi diệu của Kinh có thể kết một tràng hoa để cúng
dường chư Phật và Bồ Tát): nghĩa là thâu tóm, đơm kết như dây hoa. Kinh là 1 tạng
trong tam tạng (Kinh – Luật – Luận)
II.
CHÚ
-
Chú là Đà La Ni, gọi là chơn ngôn hay thần
chú hay tổng trì. Là những câu niệm bí mật để hộ trì cho các nhà tu học khỏi bị
sự phá hại của ác thần, ác quỷ, ác thú, độc trùng và tránh khỏi tai ương.
-
Có những chú của Phật, chú của Bồ Tát,
chú của quỷ thần hỗ trợ Phật Pháp: đọc câu chú của vị nào thì được vị đó gia hộ.
Ví dụ như Tứ đại thiên vương (Đông Thiên vương bảo hộ sinh linh, giữ gìn đất
đai trong nước, gọi là Trì Quốc; Tây Thiên vương có thể mở to mắt quan sát thế
giới, gọi là Quảng Mục (tầm mắt rộng); Nam Thiên vương vì có khả năng kết hợp
chúng sinh, phát triển thiện căn, nên gọi là Tăng Trưởng; Bắc Thiên vương, bảo
vệ đạo trường của đức Như Lai, thường được nghe đức Như Lai thuyết pháp, gọi là
Đa Văn (nghe nhiều).
-
Chú của nhà Phật khác với chú của tà đạo
là vì:
o
Chú giúp an lòng, tránh được sự sợ hãi,
khổ đau
o
Ngăn ngừa sự ác nghịch để tạo sự thiện lợi
chứ không để hại người hại vật. Ví dụ: chú đại bi giúp tăng trưởng lòng từ bi,
bát nhã tâm kinh giúp tăng trưởng trí tuệ; chú Dược sư giúp an ổn thân tâm,
tránh được mọi bênh tật…
III.
KỆ
-
Là những bài thi ca (gồm nhiều hình thức
khác nhau) để ca tụng công đức của Phật và Bồ Tát nhằm mục đích gom đại ý của một
thời Kinh, của một buổi thuyết pháp hoặc tỏ lòng cảm mến, tin tưởng vào Tam Bảo.
-
Ví dụ: Kệ tán Phật, kệ tán dương, kệ
pháp cú (câu cú ngắn gọn, dễ hiểu, thâu lược lại toàn bộ thời kinh)
IV.
KẾT
LUẬN
-
Kinh – chú – Kệ có khác nhau về mặc hình
thức nhưng khi Phật tử tụng đọc đều phải sự - lý dung thông, tuy không đồng về
hình thức nhưng đều quán xuyến và hỗ tương cho nhau.
-
Kết quả các pháp tu Kinh – Chú – Kệ đều
thù thắng như nhau
-
Khi trì tụng, Phật tử phải gột rửa thân
tâm thanh tịnh, nương theo hạnh Từ Bi, Trí Tuệ, Hỷ Xả của chư Phật… để từ đó mở
rộng lòng thương bao la cùng khắp và phát nguyện đem hết sức mình ban vui cứu
khổ cho chúng sanh.
V.
CÂU
HỎI ÔN TẬP
1. Phân
biệt Kinh - Chú - Kệ? Cho ví dụ chứng minh
2. Kinh
có bao nhiêu nghĩa? Trình bày hiểu biết của anh chị về các nghĩa của Kinh?
3. Chú
của đạo Phật khác với chú của tà ma ngoại đạo như thế nào?
4. Trình
bày mối tương quan giữa Kinh – Chú – Kệ
0 Nhận xét