Header Ads Widget

Responsive Advertisement

TỨ NHIẾP PHÁP


TỨ NHIẾP PHÁP



I.                   Định nghĩa.
-          Tứ là 4.
-          Nhiếp là nhiếp hóa, nhiếp phục.
-          Pháp là Pháp môn, phương pháp thu phục người khác.
ð  Tứ nhiếp pháp là 4 phương pháp thu phục chúng sanh quay về với Phật Pháp bao gồm: Bố thí, Ái ngữ, Lợi hòa và Đồng sự.

II.                Nội dung.
1.      Bố thí nhiếp.
-          Bố: cho đi cùng khắp và rộng rãi.
-          Thí: lấy của mình cho người khác.
ð  Bố thí là cho đi một cách rộng rãi.
-          Khi đã hy sinh của mình đem cho người khác là thể hiện lòng thương, lòng vị tha và vị kỷ. Đây là hành động đầu tiên cho lòng thương rộng lớn thể hiện lòng từ bi. Vì vậy, bố thí luôn đứng đầu.
ð  Bố thí nhiếp là đem những gì đang có để cứu giúp cho người khác cảm phục để họ quay về với Phật Pháp.
-          Bố thí có 3 cách:
·         Tài thí: bố thí bằng tài sản để cứu giúp người khác thoát khỏi khổ đau bao gồm ngoại tài và nội tài.
+Ngoại tài là của cải, tiền bạc, vật dụng.
+Nội tài là sức lực là lời nói là tư tưởng, ý kiến của bản thân giúp đỡ cho người khác.
·         Pháp thí:
+ Đem những giáo Pháp chân chính giảng dạy lại cho chúng sanh thoát khỏi đau khổ, tạo nên sự hân hoan vui vẻ cho họ, tụng kinh niệm Phật và hồi hướng cho tất cả chúng sanh.
+ Đức Phật dạy: trong mọi cách cúng dường thì cúng dường Pháp là tối thắng, vì Pháp đem lại cho ta sự an vui lợi lạc cho đời này và muôn đời sau, là nhân của sự giải thoát trong tương lai.
·         Vô úy thí:
+Tức là đem tất cả những năng lực uy thế, tất cả nũng gì của mình để che chở, bố thí cho người khác (sự không khiếp sợ trong lúc nguy biến).
+ Vị Bồ Tát có năng lực đem lại sự bình an cho chúng sanh là Bồ Tát Quán Thế Âm.
+ Bố thí Ba La Mật là hình thức bố thí cao nhất của Phật giá. Đó là cách bố thí không thấy có người bố thí, người được bố thí và cái được bố thí nên gọi là Tam Luân không tịch (câu chuyện Thái Tử Tu Đại Noa nói lên ý nghĩa của việc bố thí này).
2.      Ái ngữ nhiếp.
Dùng lời nói dịu dàng, hòa nhã và khiêm tốn để chúng sanh cảm mến rồi giáo hóa họ về con đường thiện lành, giác ngộ.
3.      Lợi hành nhiếp
-          Là những hành động làm lợi ích cho 1 hoặc nhiều người với mục đích cao cả cho chúng sanh, không so bì thiệt hơn.
-          Hình ảnh của vị Bồ Tát Trì Địa là một tấm gương cho lợi hành suốt cuộc đời lo tu sửa đường xá, bắt cầu qua kênh mương, giúp đỡ cho người già, kẻ tật nguyền, neo đơn từ việc nhỏ đến việc lớn, không bao giờ nề hà nên được Đức Phật ứng chứng.
4.      Đồng sự nhiếp.
-          Là cùng hòa mình vào trong cảnh ngộ của người khác để dẫn họ về với chánh Pháp.
-          Hình ảnh Bồ Tát Duy Ma Cật là tấm gương sáng về hình ảnh của đồng sự nhiếp (đến nơi cờ bạc Ngài hóa thân thành người đánh bạc để độ người khác sau đó chỉ cho người khác tác hại của việc đánh bạc, vào chỗ ăn chơi, Ngài chỉ tác hại của việc ham mê sắc dục).
-          Đồng sự với mọi người là mục đích giáo hóa. Ý nghĩa cao sâu hơn của đồng sự là đồng ngã, nâng người khác lên ngang với mình. Về phương diện đạo đức, giúp người hiểu Phật Pháp và giữ Giới giống như mình.
II-                Lợi ích.
1.      Phương diện cá nhân.
-          Tạo dựng cuộc sống an lạc và tự tại.
-          Giới hạn Thân- Khẩu- Ý tạo các vọng nghiệp tạo năng lực hoàn thiện cứu độ chúng sanh sớm về với chân lý giải thoát và giác ngộ.
2.      Về phương diện gia đình.
-          Giúp mọi người có tính vị tha, trong ấm ngoài êm, gia đình luôn hạnh phúc.
3.      Về phương diện xã hội.
-          Sẽ tạo nên hành động tốt lành, chuyển hóa được xã hội, số người tu Tứ nhiếp pháp càng nhiều thì xã hội càng lương thiện, an bình.

III-             Kết luận.
-          Tứ nhiếp pháp là một pháp môn rất cụ thể, là pháp môn cải thiện xã hội hiệu quả nhất, là pháp môn lấy lợi sanh làm căn bản, lấy lợi ích của chúng sanh làm mục đích.
-          Tứ nhiếp pháp không phải là một giáo lý xuất thế mà nó là yếu tố xây dựng cuộc đời đưa mọi người vào con đường Chánh Pháp.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét