Header Ads Widget

Responsive Advertisement

LỊCH SỬ ĐỨC PHẬT THÍCH CA



 
I. THÂN THẾ VÀ ĐỜI SỐNG CỦA THÁI TỬ TRƯỚC XUẤT GIA.

1. THÂN THẾ

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tên là Sĩ-Đạt-Ta (Siddhatta) hiệu là Thích Ca (Sakya) chi nhánh của họ Kiều-Tất-La một đại quý tộc ở Ấn Độ. Ngài là con vua Tịnh-Phạn (Suddhodana) và Hoàng Hậu Ma- Gia (Màyà) vương quốc Thích Ca có kinh đô là thành Ca-Tỳ-La-Vệ (Kapilavastu) ở phía bắc thành Ba-La-Nại (Benares)  Phạn Varanasi) .
2 địa điểm ngày nay 
Kapilavastu Varanasi

Hoàng Hậu Maya nằm mộng thấy voi trắng 6 ngà

Câu hỏi : Bạn hãy xác định vị trí trên bản đồ của thành Ba La Nại ngày nay ?

2. ĐẢN SANH :

Thái Tử Tất Đạt Đa Đản Sanh

Theo cổ tục của Ấn Độ, người phụ nữ trước khi sinh sẽ trở về nhà cha mẹ để sinh. Hoàng hậu Ma-Gia trên đường về quê mẹ, trong lúc đi dạo cảnh vườn Lâm-Tỳ-Ni (Lumbini) thì hạ sanh Thái Tử dưới gốc cây Vô ưu lúc mặt trời mọc nhằm ngày trăng tròn tháng 2 Ấn Độ tức ngày rằm tháng tư âm lịch năm 623 trước Tây lịch.

 Thái tử sinh ra có 32 tướng tốt. Nhà tướng số A-Tư-Đà (Asita) nói rằng nếu làm vua thì Ngài là bậc chuyển luân Thánh Vương, nếu xuất gia sẽ thành bậc Đại Giác (Phật).
Câu hỏi : Bạn hãy cho biết Phật lịch được tính từ thời điểm nào trong cuộc đời Đức Phật ? 

3. ĐỜI SỐNG CỦA THÁI TỬ TẤT ĐẠT ĐA:

Sau khi sinh Thái Tử được 7 ngày thì Hoàng hâu Ma-Gia từ trần, vua Tịnh Phạn giao Thái tử cho bà dì là Ma-Ha Ba-Xà-Ba-Đề (Maha Pajàpati) nuôi nấng. Lớn lên, vua Tịnh Phạn mời các vị giáo sư, võ sư danh tiếng dạy Thái tử cả văn lẫn võ. Các vị thầy đều bái phục sự thông minh phi thường của Thái tử. Ngài dửng dưng với cảnh sống xa hoa trong cung điện nguy nga tráng lệ, nét mặt Thái tử luôn trầm tư, mặc tưởng, để lộ nỗi buồn sâu xa kín đáo và luôn khiêm tốn với mọi người. Biết được tâm trạng của con, vua cha hết sức lo lắng và tìm mọi cách để làm khuây  khoả  Thái tử.  Năm 17 tuổi vua cha cưới công chúa Da-Du-Đà-La (Yosodhara) con của vua Thiện Giác (Suppabuddha) cho Thái tử, sau khi Ngài đã thắng tất cả các thanh niên dự cuộc tỉ thí trong cuộc thi chọn phò mã theo cổ tục Ấn Độ lúc bấy giờ. Vợ Thái tử sinh được một hoàng nam tên là La-Hầu-La (Ràhula).

 II. GIAI ĐOẠN THÁI TỬ TIẾP XÚC VỚI ĐỜI VÀ XUẤT GIA :

1. THÁI TỬ TIẾP XÚC VỚI ĐỜI

Thái tử Tất Đạt Đa dạo 4 cửa thành

Sau nhiều lần yêu cầu khẩn thiết, vua cha mới miễn cưỡng cho phép Thái tử du ngoạn ngoại thành để có dịp tiếp xúc với cuộc sống đời thường. Qua các lần thăm viếng, Thái tử đã suy tư về các sự thật  sanh, lão, bệnh, tử và hình ảnh thanh thoát của vị sa môn.

2. THÁI TỬ XUẤT GIA :

Thái tử rời hoàng cung

Qua cuộc hỏi đáp ngắn với vị sa môn, Thái tử chợt hiểu rằng muốn cứu khổ chúng sanh thì tự thân phải xuất gia tầm đạo. Vào lúc nửa đêm ngày 8 tháng 2 âm lịch, sau khi nhìn lần cuối vợ con yêu dấu đang say nồng trong giấc ngủ, Thái tử cùng người hầu Xa-Nặc (Channa) cưỡi con tuấn mã Kiền-Trắc (Kantaka) vượt thành ra đi tìm con đường giải thoát cho mình và chúng sinh. Năm ấy Ngài vừa tròn 19 tuổi (theo Bắc truyền).


III. GIAI ĐOẠN TU TẬP - THÀNH ĐẠO - NHẬP DIỆT

1. CON ĐƯỜNG TU TẬP CỦA THÁI TỬ : 

Thái tử cắt tóc xuất gia

Sau  khi chia tay Xa-Nặc, đổi áo cẩm bào lấy áo hoại sắc bên bờ sông Anoma (Anoma River) nay có thể đổi tên là Dano River , Thái tử dấn thân vào con đường tìm đạo. Qua 5 năm tìm thầy học đạo bao gồm Alama Kalam (Alarama Kalama) và Uất Đầu Lam Phất (Uddaka Ramaputta) Ngài nắm bắt rất nhanh giáo nghĩa các đạo sư này nhưng chưa có đạo nào hướng đến giải thoát chân chính, Ngài nghĩ phải tự minh chuyên tu mới tìm ra chánh đạo.

Ngài đến vùng ngoại thành Vương Xá nước Ma Kiệt Đà, tu khổ hạnh với 5 người bạn là A Nhã Kiều Trần Như Ajnata-Kaundinya, Bạt Đề (Bhaddiya), Thập Lực Ca Diếp (Dasabala-Kasyapa), Ma Nam Câu Lợi (Mahanama), và Át Bệ (Assaji)

Ngài tu khổ hạnh, và thiền định ở những nơi vắng vẻ trong hang động (Hang Khổ Hạnh) gần nghĩa địa vắng vẻ trong 6 năm (nhịn ăn, ép xác), thân thể suy kiệt trầm trọng. Cho đến một hôm sau khi ngồi thiền định Ngài chợt nghĩ ra Thân & Tâm là một thực thể không thể tách rời, sự an lạc của Thân liên hệ đến sự an lạc của Tâm tự hành hạ thân xác quá mức không ích gì cho việc cầu đạo giải thoát. Ngài quyết định suối dòng suối Ni Liên Thuyền tắm gội và sẽ ăn uống trở lại.

Nhưng sức quá yếu nên trên đường vào làng Ưu lâu tần loa Ngài đã bất tỉnh giữa đường, may nhờ dùng bát sữa do nàng Tu-xà-Đề (Sujata) đem dâng, sức lực Ngài dần hồi phục.
Khi đó 5 người bạn đồng tu tưởng lầm Ngài thối chí nên bỏ đi.


Sa Môn Cồ Đàm tu khổ hạnh trong Khổ Hạnh Lâm

Câu hỏi : Hãy cho biết tên của 5 anh em Kiều Trần Như ?

2. THÁI TỬ THIỀN ĐỊNH VÀ THÀNH ĐẠO:

Ngài trở về trải thảm cỏ nơi gốc cây Bồ Đề (Bodh Gaya) nay là Bồ Đề Đạo Tràng ngồi tĩnh lặng tham thiền trong 49 ngày. Với định lực cao cường, Ngài đã chiến thắng nội ma, ngoại chướng. 

Đêm mùng 8 tháng chạp âm lịch Ngài đã chứng được TamMinh
Canh hai : Ngài chứng Túc Mạng Minh
Canh ba : Ngài chứng Thiên Nhãn Minh
Canh tư : Lậu Tận Minh.
Đến lúc sao mai vừa mọc, Ngài thấu triệt cùng khắp chân lý vũ trụ, đạt Đạo Vô Thượng, thành bậc “Chánh Đẳng Chánh Giác” nên được gọi là bậc Toàn Giác, Như Lai, hiệu Phật Thích Ca Mâu Ni.


Đức Phật thành Đạo Bồ Đề


3. GIAI ĐOẠN ĐỨC PHẬT TRUYỀN ĐẠO --> NHẬP DIỆT : 

A. ĐỨC PHẬT TRUYỀN ĐẠO

Thời điểm hình thành 3 ngôi báu : Phật - Pháp - Tăng

Sau khi quán chiếu về căn cơ của chúng sanh, Ngài nói bài pháp đầu tiên “Tứ diệu Đế” cho ông Kiều Trần Như và 4 người bạn đồng tu tại Vườn Nai (Lộc Uyển). Nghe xong tôn giả Kiều Trần Như chứng quả Tu Đà Hoàn. Từ đó Tăng đoàn đầu tiên được hình thành  và 3 ngôi báu: Phật - Pháp - Tăng được xác lập. Trong quá trình hoằng dương chánh pháp, hệ thống Tăng đoàn không ngừng phát triển rộng khắp trên nhiều vương quốc trong lãnh thổ Ân Độ xưa mặc dù Ngài và Tăng đoàn gặp rất nhiều chướng duyên. 

Trong hàng vạn đệ tử  giữ giới đức trang nghiêm của Phật  có 10 vị đứng đầu trên 10 phẩm hạnh khác nhau: Thập Đại Đệ Tử 

1. Ma Ha Ca Diếp – đầu đà đệ nhất.

2. Xá Lợi Phất - trí tuệ đệ nhất.

3. Mục Kiền Liên - thần thông đệ nhất.

4. Phú Lâu Na - thuyết pháp đệ nhất.

5. Ưu Ba Ly – trì giới đệ nhất.

6. Ca Chiên Diên - luận nghị đệ nhất.

7. A Nan Đà – đa văn đệ nhất.

8. A Na Luật – thiên nhãn đệ nhất.

9. Tu Bồ Đề - giải không đệ nhất.

10. La Hầu La - mật hạnh đệ nhất.

Bà Ma Ha Ba Xà Ba Đề là người phụ nữ đầu tiên được Đức Thế Tôn cho xuất gia, ông Tu Bạt Đà La (Subhadda) hơn 80 tuổi là đệ tử sau cùng của Phật trước khi Ngài nhập diệt.

B. NĂM THỜI THUYẾT PHÁP CỦA ĐỨC PHẬT 

Trong cuộc đời hoằng hoá 49 năm của Đức Phật, tuỳ theo căn cơ của mọi người mà Ngài thuyết pháp giáo hoá. Kinh pháp của Phật nói ra, các đệ tử kết tập chia thành 5 thời:

+ Thời thứ nhất: Phật nói kinh Hoa Nghiêm 21 ngày theo sự kiền thỉnh của Chư Thiên, chư bồ Tát.

+ Thời thứ hai: Phật nói kinh A Hàm 12 năm cho quần chúng để tự độ.

+ Thời thứ ba: Phật nói kinh Phương Đẳng 8 năm nhằm tự độ và độ tha.

+ Thời thứ tư: Phật nói kinh Bát Nhã 22 năm, Ngài chỉ bày đạo lý chân không của vũ trụ, thuyết minh cái thật tướng vô tướng của các pháp.

+ Thời thứ năm: Phật nói kinh Pháp Hoa và Niết Bàn 8 năm.

Ngài nói rõ bản hoài của Ngài thị hiện ra đời là vì một nguyên nhân lớn: “khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến”.

Link tham khảo : https://tailieutuhocgdpt.blogspot.com/2021/07/tham-khao-nam-thoi-thuyet-phap-cua-uc.html


C. ĐỨC PHẬT NHẬP DIỆT:

Ngày rằm tháng 2, Ngài đến xứ Câu Thi La (Kushinagar) vào rừng Xa Nại cho đệ tử treo võng giữa 2 cây Sa la song thọ, Ngài giảng giải, khuyên dạy hàng đệ tử cũng như thọ giới cho vị đệ tử cuối cùng là ông Tu-Bạt-Đà-La rồi an nhiên đi vào Niết Bàn. Ngài trụ thế 80 năm sau 49 năm hoá độ chúng sanh.


Đức Phật nhập niết bàn

Cuộc đời của Đức Phật là tấm gương sáng chói về lòng thương vô bờ bến đối với chúng sanh. Với đức hy sinh cao cả, dũng lực phi thường, Ngài nay đây mai đó thực hiện tâm nguyện

“Nhứt bát thiên gia phạn,

Cô thân vạn lý du

Kỳ vị sanh tử sự

Giáo hoá độ xuân thu”

(một bát cơm ngàn nhà, một thân đi vạn dặm; vì vấn đề sanh tử; giáo hoá độ ngày qua).

Ngài xứng đáng được muôn loại chúng sanh kính ngưỡng, tán thán công đức và mãi mãi nhớ ơn.

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Đăng nhận xét

0 Nhận xét