I.
GI GIỚI THIỆU CHUNG
Tứ niệm xứ là một pháp môn trong 37 phẩm trợ
Đạo thuộc 1 chi phần của Đạo đế hướng ngời tu tập đến an vui, giải thoát khổ
đau
II.
KHÁI NIỆM
-
Tứ là 4
-
Niệm là nhớ nghĩ
-
Xứ là nơi chốn, lĩnh vực
Tứ niệm xứ là 4 lĩnh vực nhớ nghĩ của người con
Phật, là 4 nội dung luôn phải quán niệm bao gồm:
Quán thân bất tịnh
Quán thọ thị khổ
Quán tâm vô thường
Quán pháp vô ngã
III. NỘI DUNG
1. QUÁN THÂN BẤT TỊNH: nhớ nghĩ thân tứ đại
của chúng ta là không thanh tịnh. Có 2 thứ:
o
Thể chất bất tịnh: cơ thể, các giác quan luôn bất
tịnh
o
Tinh thần bất tịnh: việc làm, hành động xuất
phát từ thân, tâm bất tịnh
Nếu không quán thân bất tịnh: tham dục dễ lôi
kéo, tạo rất nhiều tội lỗi
Lợi ích: sẽ xa lìa tham dục và không gây tội lỗi
2. QUÁN THỌ THỊ KHỔ: luôn quán xét và nhớ
nghĩ khi thụ hưởng những cảm thọ trong cuộc đời đều dẫn đến khổ đau. Cảm thọ có
3 lĩnh vực:
o
Khổ thọ: thọ nhận những thứ khó chịu về thức ăn,
khí hậu, tâm lý trong cuộc sống như đắng, cay, nóng, lạnh, ghen ghét, tức giận.
o
Lạc thọ: thọ nhận những thú vui phù hợp với lòng
tham ái về vật chất, tâm lý trong cuộc sống như ngon ngọt, mát mẻ, thương yêu…
o
Xả thọ (không khổ, không lạc): xả bỏ bớt những
thứ đã nhận lãnh của khổ thọ cũng như lạc thọ (tất cả mọi thú vui của thế gian
đều là nguyên nhân đưa đến khổ)
Lợi ích của việc “Quán thọ thị khổ” giúp ta biết
đủ, giữ tâm không xao động trước đối xử của mọi người và vật chất dành cho
mình.
3. QUÁN TÂM VÔ THƯỜNG: quán xét tâm ý của
mình luôn thay đổi không ngừng
o
“Tâm ý” luôn luôn biến chuyển, thay đổi liên tục,
lúc thiện lúc ác, dính mắc sân hận hoặc có khi bao dung rộng lớn.
o
Quán tâm vô thường là để biết mọi việc đều có thể
thay đổi chứ không phải là bất biến, cố định nên điều xấu có thể chuyển thành tốt,
việc ác chuyển lành cũng do chính tâm mình quyết định.
4. QUÁN PHÁP VÔ NGÃ: quán chiếu sự vật –
hiện tượng luôn không có tự ngã, sự vật hiện tượng không tồn tại biệt lập mà có
do nhiều nhân dsuyên hợp thành.
-
Là quán xét mọi sự vật hiện tượng trên thế gian
đều không tự có, do nhiều nguyên nhân hợp thành.
-
Vạn pháp đều có mối tương quan tương duyên với
nhau
-
Quán pháp vô ngã để sống mà biết nhớ ơn, đền ơn.
Khi quán pháp vô ngã để chúng ta xóa đi cái ngã mạn tự cao của mình. Luôn nhớ
thành công của mình do nhiều yếu tố hợp thành chứ không phải do 1 mình mình
làm.
IV. CÁC CẤP ĐỘ TU TẬP TỨ NIỆM XỨ
Căn bản của Pháp quán tứ niệm xứ là dựa vào 16 đề mục trong phép quán niệm
hơi thở vào ra theo 4 lĩnh vực Thân – Thọ - Tâm – Pháp.
1. Cấp độ 1: Hơi thở
-
Thực hành theo tư thế kiết già (hay bán già)
-
Theo dõi hơi thở vào, hơi thở ra
-
Thời gian thực tập từ 1-2 tháng
2. Cấp độ 2: Thân tâm
-
Vừa theo dõi hơi thở vào và hơi thở ra
-
Đồng thời theo dõi thân và tâm
-
Thời gian cho đến khi thuần thục
3. Cấp độ 3:
-
Tiếp tục theo dõi hơi thở, xem hơi thở là đối tượng
chính để buộc tâm, theo dõi thân hành để biết rõ đường hơi thở vào ra, giữ
chánh niệm tỉnh giác.
-
Lưu ý, trong cấp độ này chỉ khởi “tưởng” chứ
chưa khởi “quán”. Chỉ nỗ lực tu tập niệm lực và hành thiền chỉ.
4. Cấp độ 4: Thiền chỉ
-
Tập buộc niệm vào đối tượng (nghĩ đến vô thường
của thân, của tâm…)
-
Đây là thời gian tu tập về Định lực, hành thiền
chỉ, mục đích đối trị hôn trầm và trạo cử.
5. Cấp độ 5: Thiền quán
-
Tiếp tục cấp độ 4
-
Sau 30 phút thì chuyển qua tập hành “thiền quán”
-
Mục đích để đối trị 5 triền cái (trạo cử, hôn trầm,
tham dục, sân và nghi)
6. Cấp độ 6:
-
Phối hợp giữ tu tập “chỉ”và “quán”
-
Tùy theo tâm lý thích ứng của hành giả từng thời
điểm, tùy theo tâm trạng để thực hành.
-
Điều quan trọng là suốt thời gian hành thiền phải
giữ tâm luôn luôn chánh niệm tỉnh giác.
V. KẾT LUẬN
-
Tứ niệm xứ là 1 pháp quán nhằm giúp chúng ta loại
bỏ tâm niệm “Nhân, ngã, bỉ, thử”. Vì chỉ khi nào loại bỏ được tâm niệm này
chúng ta mới thoát ly được sanh tử luân hồi để tiến bước lên con đường dẫn tới
Phật quả.
-
Để việc tu tập pháp quán Tứ Niệm Xứ đạt hiệu quả
cao, chúng ta cần có 1 số công việc phải làm để hỗ trợ cho việc hành “thiền chỉ”
và “thiền quán”.
1.
Xếp đặt cuộc sống cá nhân
2.
Thực hành trong cuộc sống
3.
Các việc sắm lễ, các niệm “khởi sám”
4.
Thực hành hạnh nhẫn nhục
0 Nhận xét