Header Ads Widget

Responsive Advertisement

KINH THIỆN SINH

 


 

KINH THIỆN SINH


       I.            Xuất xứ

Buổi sáng như thượng lệ Đức Phật quán chiếu xem ai có duyên với mình. Ngài mới có thể độ (Lý Phật Giáo là lý nhân duyên). Và buổi sáng hôm ấy, ngài theo duyên độ Thi – Ka – La – Việt (còn có tên là Thiện Sinh). Lúc ấy, ngài thấy Thiện Sinh vâng lời cha đã mất, đảnh lễ 6 phương. Đức Phật hỏi chàng có hiểu ý nghĩa 6 phương không. Thiện Sinh đáp chàng không hiểu việc lễ lạy ấy. Nhân việc đó, Ngài thuyết về ý nghĩa 6 phương. Nên Kinh Thiện Sinh còn có thể gọi là Kinh lễ lạy sáu phương.

     II.            Đại ý kinh

Kinh Thiện Sinh nêu về ý nghĩa 6 phương và trách nhiệm người con Phật trong vai trò của bản thân và mối tương quan (mọi vật đều thể hiện sự tương quan với nhau) trách nhiệm với xã hội.

v Ý nghĩa 6 phương:

§  Phương Đông: biểu trưng cho mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái.

§  Phương Nam: biểu trưng cho mối quan hệ giữa thầy cô và học trò.

§  Phương Tây: biểu trưng cho mối quan hệ giữa chồng và vợ.

§  Phương Bắc: biểu trưng cho mối quan hệ giữa cá nhân và họ hàng thân tộc.

§  Thượng Phương (trên): biểu trưng cho mối quan hệ giữa Sa môn (bậc trưởng thượng) và đệ tử.

§  Hạ Phương (dưới): biểu trưng cho mối quan hệ giữa chủ và người giúp việc.

Phương Đông:        Nơi khỏi nguồn của sự sống (mặt trời mọc) đại diện cho cha mẹ.

Phương năm:          Vì thầy cô chỉ hướng cho mình. (Kim chỉ Nam).

Phương Tây:           Mặt trời lặn, ngày hết biểu trưng cho sự chung thủy (tắt đèn có nhau, sống răng long đầu bạc).

Phương Bắc:           Về già muốn quay về cội nguồn.


Thượng Phương: Sa môn ở trên đã giác ngộ.

Hạ Phương:             Người chủ và người giúp việc.

  III.            Nội dung kinh

1.     Phương Đông: chỉ cho mối tưởng quan cha mẹ và con cái.

    a.     Bồn phận làm con với cha mẹ có 5 điều phải giữ:

§  Cung phụng không để cha mẹ thiếu thốn.

§  Muốn làm gì trình thưa cha mẹ trước.

§  Không trái việc cha mẹ phải làm.

§  Không trái điều cha mẹ dạy.

§  Không ngăn việc làm phải của cha mẹ.

b.     Cha mẹ đối với con cái có 5 điều.

§  Ngăn con làm việc ác.

§  Chỉ cho con những việc làm chân chánh.

§  Thương yêu thắm thiết che chở cho con.

§  Chọn nơi nhân hậu tác hợp cho con.

§  Tùy thời cung cấp đồ dùng cho con.

2.     Phương Nam: mối tương quan thầy cô học trò.

    a.     Học trò đối với thầy cô có 5 điều.

§  Hầu hạ cung cấp đồ cần dùng.

§  Biết lễ kính.

§  Tôn trọng quý mến.

§  Không trái lời thầy.

§  Luôn thực hiện những lời thầy dạy.

                b.        Thầy đồi với trò có 5 nghĩa vụ.

§   Dạy dỗ có phương pháp.

§   Dạy những điều trò chưa biết

§  Dạy đúng sở học của học trò.

§   Giới thiệu những bạn lành.

§   Không dấu bớt.

                3.        Phương Tây: mối tương quan giữ vợ  chồng.

                a.        Chồng đối với vợ có 5 điều.

§   Đối đãi với nhau phải kính nể.

§   Vai nghiêm đỉnh đạc

§   Ăn phải thời, mặc phải thời.

§   Trang sức phải thời (biết lo cho vợ, tùy thời mà cung cấp).

§   Phó thác việc nhà.

                b.        Vợ đối với chồng có 5 điều. (phải công dung ngôn hạnh)

§   Dậy trước chồng.

§   Ngồi sau chồng (tương kính).

§   Nói lời hòa nhã.

§   Kính nhường tùy thuận (cư xử đúng mực).

§   Sớm lĩnh ý chồng.

                4.        Phương Bắc.

                a.        Chúng ta với bà  con thân thiết có 5 điều phải giữ.

§   Hỗ trợ vật chất.

§   Nói lời hiền hòa.

§   Làm việc tín lợi (giữ tín, có lợi ích).

§   Cùng làm cùng hưởng.

§   Không khinh dối (khinh khi, dối trá).

                b.       Bà con với chúng ta có 5 điều phải giữ (hộ vệ: khuyên răn).

   §  Hộ vệ cho người đừng phóng túng. 
   §  Hộ vệ cho khỏi hao tài.

§  Hộ vệ cho khỏi sợ hãi. 

§  Khuyên răng ở chỗ vắng người. 

§  Biết ngợi khen, tán thán trợ duyên gây thiện nghiệp

 

5.     Hạ Phương: mối quan hệ giữ chủ và người giúp vi ệc.

    a.     Người chủ đối với người giúp vi ệc có 5 điều.

§  Tùy khả năng mà bố trí công việc

§  Thù lao xứng đáng với công sức.

§  Thưởng phạt công minh

§  Chăm sóc và giúp việc đau ốm, tai biến.

§  Cho người giúp việc có thời gian nghĩ ngời, giải trí và lo cho gia đình.

b.     Người giúp vi ệc đối với chủ có 5 điều:

§  Thức khuya dậy sớm.

§  Làm việc cần mẩn.

§  Không tham lam, trộm cắp.

§  Làm việc có lớp lang.

§  Biết bảo trọng uy tín cấp trên.

6.     Thượng Phương: Sa môn, tôn trưởng, hiền thánh đối với Phật tử (Đàn Việt - người có công bố thí).

    a.     Phật tử đối với Sa môn có 5 điều phải giữ:

§  Thân làm việc thiện.

§  Nói điều thiện.

§  Nghĩ điều thiện.

§  Đúng thời mà cúng dường.

§  Không ngăn khi đến nhà.

b.     Sa môn ( tôn trưởng, hiền thánh ) đối với Phật tử có 6 điều phải  giữ.

§  Phòng hộ không cho Phật tử làm ác.

§  Chỉ làm việc lành.

§  Dạy phát triển thiện tâm.

§  Cho nghe điều chưa nghe.

§  Điều đã nghe làm cho thông hiểu.

§  Khai mở con đường sống lành.

 

  IV.            Kết luận

Khi con cái làm tròn bổn phận với cha mẹ, cha mẹ làm tròn bổn phận với con cái thì Phương Đông an ổn. Khi thầy cô học trò làm đúng bổn phận của mình là Phương Nam an ổn. Khi chồng và vợ thực hiện tròn bổn phận của mình thì lúc đó Phương Tây an ổn. Nếu ta làm đủ bổn phận với họ hàng, họ hàng làm tròn bổn phận với chúng ta thì Phương Bắc an ổn. Khi chủ và người giúp việc làm đúng bổn phận của mình thì Hạ Phương an ổn. Và Thượng Phương an ổn khi Sa môn làm tròn trách nhiệm với đệ tử, đệ tử làm đúng bổn phận của mình thì Thượng Phương an ổn.

Khi mọi người làm tròn bổn phận (đối với từng vai trò khác nhau) thì các phương yên ổn, xã hội yên ổn, đất nước phát triển, bền vững.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét