LUÂN HỒI
I. MỞ ĐỀ:
Từ xưa đến nay người ta thường thắc mắc về vấn đề mất còn, sống chết.:Có hai thuyết làm cho người ta chú ý đến nhiều nhất
1. Chấp đoạn: cho rằng loài người cũng như loài vật, một lần chết là mất hẳn, không còn gì tồn tại sau đó nữa.
2. Chấp thường: chủ trương loài người chết đi nhưng linh hồn vẫn vĩnh viễn để lên thiên đàng hưởng lạc thú hoặc xuống địa ngục chịu cực hình mãi mãi.
II. THUYẾT LUÂN HỒI CỦA ĐẠO PHẬT
Theo giáo lý đạo Phật thì chúng sanh không phải đoạn diệt, cũng không phải thường còn mà quay vần trong sinh tử luân hồi.
1. ĐỊNH NGHĨA LUÂN HỒI
Luân là bánh xe
Hồi là xoay tròn.
1. ĐỊNH NGHĨA LUÂN HỒI
Luân là bánh xe
Hồi là xoay tròn.
Đức Phật đã dùng hình ảnh bánh quay tròn để hình dung sự xoay chuyển của mỗi chúng sanh trong sáu cõi (lục đạo) tiếp nối tử sanh, sanh tử không ngừng như bánh xe lăn.
2. SỰ LUÂN HỒI TRONG VẠN PHÁP VÀ CON NGƯỜI
+ Đất luân hồi :
- Cái bình được làm bằng đất, sau nhiều lần thay hình đổi dạng (bể nát, bón cho cây, cây làm thực phẩm, thành phân…) nhưng nó cũng trở thành đất, sau một vòng luân chuyển dài hay ngắn.
+ Đất luân hồi :
- Cái bình được làm bằng đất, sau nhiều lần thay hình đổi dạng (bể nát, bón cho cây, cây làm thực phẩm, thành phân…) nhưng nó cũng trở thành đất, sau một vòng luân chuyển dài hay ngắn.
+ Nước luân hồi :
- Nước ở biển, sông, hồ,… bốc thành hơi,…thành mưa rơi xuống sông, hồ… rồi chảy ra biển. Hiện tượng của nước biến đổi vô cùng, bản thể của nước không bao giờ mất, nó chỉ luân hồi mà thôi.
- Nước ở biển, sông, hồ,… bốc thành hơi,…thành mưa rơi xuống sông, hồ… rồi chảy ra biển. Hiện tượng của nước biến đổi vô cùng, bản thể của nước không bao giờ mất, nó chỉ luân hồi mà thôi.
+ Gió luân hồi :
- Gió là sự luân chuyển của không khí, đi lên ở nơi nhiệt độ cao (nóng), đi xuống ở nơi nhiệt độ thấp (lạnh).
- Gió có khi nhỏ khi to, khi hiu hiu lúc cuồng bạo, nhưng bản chất vẫn là không khí.
+ Lửa luân hồi :
- Trong tự nhiên LỬA cần nhiên liệu + oxy cùng với sức nóng phù hợp sẽ tạo thành lửa.
- Lửa đốt cháy nguyên liệu là cây, tạo ra tro đất, cây dùng tro đất để lớn lên, tạo ra oxy, cây khô đi chờ nhiệt độ đủ cao. Khi hội đủ nhân duyên lửa lại hình thành.
+ Cảnh giới luân hồi :
- Kinh Phật thường nói: “Thế giới nhiều như cát Sông Hằng” ý là mỗi chủng loài, một quốc độ, mỗi mỗi chúng sanh đều có một thế giới khác nhau.
Mỗi thế giới dù khác nhau đều không thoát ra ngoài định luật Thành - Trụ - Hoại - Diệt (không). Mỗi một phút, giây đều có thế giới bị tan diệt và thế giới khác xuất hiện làm nhân, làm quả trùng trùng tiếp nối nhau, luân hồi không dứt.
Mỗi thế giới dù khác nhau đều không thoát ra ngoài định luật Thành - Trụ - Hoại - Diệt (không). Mỗi một phút, giây đều có thế giới bị tan diệt và thế giới khác xuất hiện làm nhân, làm quả trùng trùng tiếp nối nhau, luân hồi không dứt.
+ Thân người luân hồi :
- Thân người (thú) là thân tứ đại gồm đất, nước, gió, lửa. Thịt xương (đất), máu mủ, mồ hôi, nước mắt, nước tiểu (nước), hơi thở (gió), hơi ấm (lửa). Tứ đại do nhân duyên hợp thành thân người hay thú và luôn thay đổi, biến dạng chứ không thường còn, cũng không mất hẳn mà là luân hồi.
- Thân người (thú) là thân tứ đại gồm đất, nước, gió, lửa. Thịt xương (đất), máu mủ, mồ hôi, nước mắt, nước tiểu (nước), hơi thở (gió), hơi ấm (lửa). Tứ đại do nhân duyên hợp thành thân người hay thú và luôn thay đổi, biến dạng chứ không thường còn, cũng không mất hẳn mà là luân hồi.
+ Tinh thần luân hồi :
- Theo Đạo Phật, con người gồm 2 phần:
* Phần sắc (thể xác) do tứ đại hình thành và luân hồi.
* Phần tâm (tinh thần) tức do "Thọ, Tưởng, Hành, Thức" hợp thành. Sắc đã biến hóa luân hồi thì tâm hay tinh thần cũng biến chuyển xoay vần.
Tất cả những hành động của thân tâm tạo thành cho mỗi chúng ta cái nghiệp (karma). Như trong bài nhân quả -nghiệp báo đã đề cập.
- Theo Đạo Phật, con người gồm 2 phần:
* Phần sắc (thể xác) do tứ đại hình thành và luân hồi.
* Phần tâm (tinh thần) tức do "Thọ, Tưởng, Hành, Thức" hợp thành. Sắc đã biến hóa luân hồi thì tâm hay tinh thần cũng biến chuyển xoay vần.
Tất cả những hành động của thân tâm tạo thành cho mỗi chúng ta cái nghiệp (karma). Như trong bài nhân quả -nghiệp báo đã đề cập.
Cái nghiệp ấy biến dịch xoay vần mãi khi đội lớp nầy, khi mang hình dáng khác, trôi lăn trong lục đạo cho đến ngày nào được giác ngộ mà thôi
Sự lên xuống, trôi lăn, xoay vần trong 3 cỏi, 6 đường không phải là tình cờ, may rủi mà nó tuân thủ định luật nhân quả.
Như vậy chúng ta thấy sự tương quan mật thiết giữa nhân quả và luân hồi
--> NHÂN QUẢ liên hệ LUÂN HỒI
Sự lên xuống, trôi lăn, xoay vần trong 3 cỏi, 6 đường không phải là tình cờ, may rủi mà nó tuân thủ định luật nhân quả.
Như vậy chúng ta thấy sự tương quan mật thiết giữa nhân quả và luân hồi
--> NHÂN QUẢ liên hệ LUÂN HỒI
3. Luân hồi theo luật nhân quả qua 6 cõi
Có thể khẳng định rằng con người khi sống tạo nhân gì thì khi chết rồi nghiệp lực dắt dẫn thần thức đến chỗ nó thọ báo.
Những cảnh giới mà một chúng sanh có thể bị hay được thọ lãnh
Những cảnh giới mà một chúng sanh có thể bị hay được thọ lãnh
III. KẾT LUẬN:
Giáo lý luân hồi đem lại cho chúng ta nhiều điều lợi ích:
- Phá “đoạn kiến” sai lầm, làm cho con người chán nản, không cố gắng ăn ở cho có đạo đức, làm các điều hay, điều đẹp.
- Phá “ thường kiến” sai lầm làm cho con người tin rằng chết rồi vẫn giữ địa vị của mình nên không cần cố gắng lúc sinh tiền.
- Với giáo lý luân hồi, chúng ta tin rằng chết rồi không phải mất hẳn để lo vun trồng cội phúc, tránh làm những điều xấu xa, tội lỗi.
- Chúng ta thêm lòng tự tin về luật nhân quả chứ không có ai ban phước, giáng họa cho ta. Từ đó ta quyết tâm tu học để mong ra khỏi luân hồi đạt quả vị giải thoát: A - La - Hán, Bồ Tát, Phật.
- Phá “đoạn kiến” sai lầm, làm cho con người chán nản, không cố gắng ăn ở cho có đạo đức, làm các điều hay, điều đẹp.
- Phá “ thường kiến” sai lầm làm cho con người tin rằng chết rồi vẫn giữ địa vị của mình nên không cần cố gắng lúc sinh tiền.
- Với giáo lý luân hồi, chúng ta tin rằng chết rồi không phải mất hẳn để lo vun trồng cội phúc, tránh làm những điều xấu xa, tội lỗi.
- Chúng ta thêm lòng tự tin về luật nhân quả chứ không có ai ban phước, giáng họa cho ta. Từ đó ta quyết tâm tu học để mong ra khỏi luân hồi đạt quả vị giải thoát: A - La - Hán, Bồ Tát, Phật.
Nguồn :
Tài liệu tu học bậc Chánh Thiện
https://thuvienhoasen.org/p17a1166/2/5-luan-hoi#plist
https://thuvienhoasen.org/a33959/thuyet-luan-hoi-trong-dao-phat
https://phatgiao.org.vn/y-nghia-banh-xe-chuyen-phap-luan-d47263.html
https://phatgiao.org.vn/tim-thay-vi-phat-tai-sinh-9-tuoi-o-mininesota-d34912.html
Các vector sử dụng tài nguyên miễn phí của http://freepik.com
- Nêu 2 thuyết nói về sống chết của con người ? Giáo lý đạo Phật đã bác bỏ 2 thuyết ấy như thế nào?
- Luân hồi là gì ?
- Sự luân hồi diễn ra trong vũ trụ như thế nào ?
- Luân hồi theo luật nhân quả như thế nào ?
- Giáo lý luân hồi có lợi ích gì ?
- Thấu hiểu giáo lý luân hồi ta phải làm gì trong đời sống hiện tại
0 Nhận xét