CHÂM NGÔN GIA ĐÌNH
PHẬT TỬ
I-
Nguồn
gốc.
-Trong đại hội huynh trưởng GDPT năm 1951, BI- TRÍ-
DŨNG là châm ngôn của Huynh trưởng và đoàn sinh các ngành Thanh,
Thiếu.
-HÒA- TIN -VUI là châm ngôn của ngành Đồng.
II-
Ý
nghĩa.
-Bi là: từ bi, đem vui cứu khổ, làm việc lành cho
chúng sanh.
-Trí là: trí tuệ sáng suốt, là hiểu biết cùng
khắp. Phật tử tinh tấn tu tập để trí tuệ được khai sáng.
-Dũng là: sự dũng mãnh, sự can đảm, không sợ sệt
yếu đuối, không ngại gian khó.
III-
Kết
luận.
-Xem Bi-Trí- Dũng là ngọn đuốc soi đường, như kim
chỉ hướng cho thuyền đời thì hành trình đến bờ giác ngộ sẽ được
rút ngắn và chắc chắn sẽ đến đích.
-Thực hành Bi- Trí- Dũng là lên đường về nguồn, là
khởi điểm mà cũng là hành trang của đạo diệt khổ, không phân biệt
sang/ hèn, tuồi tác, giới tính.
-Thực hành Bi-Trí- Dũng trên mọi lãnh vực trong
cuộc sống là cải chuyển nghiệp quả, gây tạo nghiệp lành, tức là xây
dựng xã hội theo tinh thần Phật giáo.
-Mỗi thành viên trong GDPT phải luôn trau dồi và
sống đúng tinh thần của châm ngôn.
“Nếu Bi không Trí
là lòng thương mù quáng
Nếu Trí không Bi là người độc ác
Nếu Bi- Trí không Dũng là người nhu
nhược
Nếu Dũng không Bi- Trí là người liều
mạng.”
0 Nhận xét